Tìm hiểu quy trình nhượng quyền thương hiệu & hình thức nhượng quyền

Tìm hiểu quy trình nhượng quyền thương hiệu & hình thức nhượng quyền

Khi có ý định kinh doanh với hình thức nhượng quyền thương hiệu, quy trình nhượng quyền thương hiệu cũng như hình thức nhượng quyền là một trong những thắc mắc phổ biến hàng đầu. Để tìm hiểu chi tiết về vấn đề này, các bạn có thể tham khảo thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Điểm danh các hình thức nhượng quyền thương hiệu

Trước khi tìm hiểu về quy trình nhượng quyền thương hiệu, chúng ta hãy cùng điểm qua các hình thức nhượng quyền đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Thực tế có 6 hình thức nhượng quyền khác nhau, trong đó mỗi hình thức lại có những điểm đặc biệt nhất định.

quy trình nhượng quyền thương hiệu

  • Nhượng quyền toàn bộ: Đây là phương pháp mà doanh nghiệp sẽ nhượng toàn bộ các hạng mục thương hiệu cho bên nhận nhượng quyền. Cụ thể, hạng mục này gồm có bộ nhận diện thương hiệu, công thức, công nghệ, các tài liệu liên quan. Hình thức này được áp dụng phổ biến tại các quán cà phê, trà sữa, cửa hàng bán lẻ, cửa hàng thức ăn nhanh. Khi lựa chọn nhượng quyền toàn bộ, bên nhận nhượng quyền sẽ phải trả toàn bộ cho bên nhượng quyền hai khoản phí bao gồm phí bản quyền và phí nhượng quyền với thời hạn hợp đồng tùy theo thương lượng.

  • Nhượng quyền sản phẩm: Với hình thức này, bên nhận sẽ phân phối sản phẩm của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền sẽ được cấp phép về nhãn hiệu, mô tả hệ thống kinh doanh, các công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm. Đây là hình thức được áp dụng phổ biến trong các lĩnh vực ô tô, xe máy, máy tính.

  • Nhượng quyền đầu tư: Hình thức này được áp dụng trong các dự án có quy mô lớn như bất động sản hay phim điện ảnh. Bên nhận quyền đầu tư sẽ tham gia góp vốn để quản lý và giám sát dự án, tạo lợi nhuận và thu hồi vốn cũng như lợi nhuận.

  • Nhượng quyền công việc kinh doanh: Với hình thức này, phía cá nhân nhận quyền sẽ phải mua sản phẩm, trang thiết bị để hỗ trợ cho công việc. Nhượng quyền công việc kinh doanh được áp dụng tại các đại lý vé máy bay, dịch vụ sửa chữa.

  • Nhượng quyền có tham gia quản lý: Hình thức này được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn, giúp doanh nghiệp nhượng quyền duy trì sự ổn định đảm bảo chất lượng cho sản phẩm và dịch vụ. Bên nhượng quyền sẽ cung cấp thương hiệu, hình thức kinh doanh cũng như đào tạo cho nhân viên.

  • Nhượng quyền chuyển đổi: Phù hợp với các doanh nghiệp đã có một số lượng chi nhánh lớn, hoạt động hiệu quả trước đó và muốn phát triển thương hiệu mạnh hơn có độ phủ rộng rãi hơn. Những địa điểm mà bên nhượng quyền hoạt động ổn định và có doanh thu tốt có thể chuyển đổi cho bên bên nhận quyền để đầu tư hoặc trực tiếp tham gia quản lý.

hình thức nhượng quyền thương hiệu

 

Bật mí quy trình nhượng quyền thương hiệu chi tiết

Quy trình nhượng quyền thương hiệu thường được thực hiện với các bước cơ bản sau đây:

Đánh giá nguồn lực

Đây là một bước giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quy trình nhượng quyền. Bạn sẽ cần phải đánh giá xem doanh nghiệp của mình đã sẵn sàng hay chưa, có nên kinh doanh nhượng quyền thương hiệu hay không. Cần kiểm tra thật kỹ về vấn đề tài chính cũng như khả năng đầu tư để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tiến triển tốt.

Bạn cũng cần phải xác định nhóm đối tượng khách hàng hướng tới, khảo sát khu vực kinh doanh với nhu cầu sử dụng dịch vụ và sản phẩm. Hãy xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu, vạch ra những cơ hội và thách thức có thể gặp phải trong quá trình thực hiện.

Lựa chọn thương hiệu

Trước khi mua nhượng quyền của một thương hiệu nào đó, bạn cần dành thời gian cho việc nghiên cứu về sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp bởi cửa hàng hay doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp hạn chế rủi ro trong việc mua nhượng quyền, tránh chọn phải những thương hiệu kém uy tín.

Tìm hiểu thông tin chi tiết về đơn vị nhượng quyền

Bạn cần tìm hiểu kỹ về đơn vị có ý định mua nhượng quyền bao gồm kinh nghiệm, kỹ năng của đội nhóm quản lý, báo cáo tài chính… Nếu nhận thấy chất lượng tại các cửa hàng không đồng nhất, điều này cũng đồng nghĩa với việc nội bộ của cửa hàng đang gặp vấn đề có thể xuất phát từ khâu nhập vật liệu, kỹ năng của nhân viên.

Đánh giá năng lực của thương hiệu nhượng quyền

Sau khi đã tìm hiểu những thông tin cần thiết về nhà doanh nghiệp chuẩn bị mua nhượng quyền, bạn cần dành thời gian đánh giá năng lực của thương hiệu ấy. Để quy trình nhượng quyền diễn ra thành công, hãy lưu ý đến điều khoản hỗ trợ điểm bán, chi phí vận hành, chi phí nhượng quyền…

quy trình nhượng quyền thương hiệu

Tìm kiếm mặt bằng cần có trong quy trình nhượng quyền thương hiệu

Đây được xem là yếu tố giữ vai trò quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Tuyệt đối không được chọn những khu vực đã có cửa hàng nhượng quyền cùng thương hiệu bởi điều này có thể sẽ dẫn đến việc cạnh tranh nội bộ, ảnh hưởng đến cả chuỗi thương hiệu. Đặc biệt hơn, bạn còn có thể vi phạm hợp đồng nhượng quyền nếu cố tình tìm kiếm mặt bằng gần với một cửa hàng cùng thương hiệu khác.

Nghiên cứu kỹ các điều khoản trong hợp đồng

Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cần có những điều khoản, chính sách mang đến lợi ích cho bạn, giúp việc kinh doanh trở nên tốt hơn. Bạn ấy quan tâm đến các điều khoản gồm chi phí nội thất, chi phí nhượng quyền, hỗ trợ thiết kế quán, chính sách đào tạo, đồng phục, các chương trình khuyến mại…

Ký kết hợp đồng nhượng quyền

Tiếp tục khám phá quy trình nhượng quyền thương hiệu, sau khi đã tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về các điều khoản trong hợp đồng, bạn hãy tiến hành ký kết hợp đồng nhượng quyền. 

Cuối cùng, bạn hãy chọn ngày tốt lành để khai trương cửa hàng và bắt đầu việc kinh doanh của mình.

Trên đây là quy trình nhượng quyền thương hiệu mà các bạn có thể tham khảo. Nếu muốn có cơ hội nhượng quyền với giá 0 đồng, bạn hãy liên hệ saycoffee24h.vn để được tư vấn.

Bài trước Bài sau