Trong vài năm trở lại đây, mô hình kinh doanh nhượng quyền đang dần trở nên phổ biến tại thị trường Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực F&B như nhà hàng, cà phê, trà sữa,… Mặc dù đây là khái niệm đã xuất hiện khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết hiện có những mô hình nhượng quyền nào. Các bạn hãy cùng tìm hiểu để có được sự lựa chọn tốt nhất.
Mô hình nhượng quyền kinh doanh là hình thức gì?
Mô hình nhượng quyền kinh doanh hay còn gọi là nhượng quyền thương hiệu được hiểu là hình thức kinh doanh mà cá nhân (hoặc doanh nghiệp hay tổ chức) cho phép người khác kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ dưới tên thương hiệu của mình. Thông thường hình thức này yêu cầu thu phí trong một khoảng thời gian nhất định hoặc có ràng buộc tài chính dựa vào phần trăm doanh thu, lợi nhuận cửa hàng.
Mô hình này hướng đến việc hợp tác cùng có lợi nên hiện nay đang được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhưng phổ biến nhất với ngành ẩm thực, mô hình cafe nhượng quyền, thiết bị nội thất,…
Khám phá các mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu
Việc nhượng quyền thương hiệu hiện nay vô cùng đa dạng và tương đối linh hoạt vì bất kỳ ngành hàng nào cũng có thể tham gia. Trong đó nổi bật nhất chúng ta không thể không nhắc đến mô hình cà phê nhượng quyền.
Hiện nay, tại thị trường Việt Nam có 4 mô hình cơ bản được áp dụng phổ biến. Mỗi mô hình lại có những đặc điểm riêng, cụ thể như sau:
Nhượng quyền kinh doanh hoàn toàn – Full business format franchise
Thông thường, mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện cho phép bên nhượng đưa ra hợp đồng có thời hạn từ 5 đến 30 năm dựa vào tiềm lực công ty và chi phí vận hành.
Khi quyết định lựa chọn mô hình này, bên nhận có quyền sở hữu hệ thống thương hiệu và toàn bộ hệ thống vận hành kinh doanh, công nghệ sản xuất/ kinh doanh, quyền quản lý sản phẩm/ dịch vụ. Về phía bên nhượng quyền cũng phải cung cấp toàn bộ kế hoạch chi tiết trong hoạt động của doanh nghiệp, từ hệ thống vận hành, quản lý đến việc đào tạo nhân viên, hỗ trợ bán hàng,…
Về phía nhận nhượng quyền, bạn sẽ cần bỏ ra 2 khoản phí cơ bản là phí hoạt động và phí nhượng quyền ban đầu. Do một số trường hợp bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ bên nhận nhượng quyền về chi phí tiếp thị và quảng cáo nên đây được xem là mô hình điển hình nhất, có thể áp dụng được cho tất cả các ngành hàng trên thị trường.
Mô hình kinh doanh nhượng quyền không toàn diện – Non business format franchise
Mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện khác với toàn diện ở chỗ việc nhượng quyền chỉ được thực hiện ở một mảng nào đó. Thông thường, khách hàng chủ yếu lựa chọn nhượng quyền sản phẩm/ dịch vụ, nhượng quyền công thức sản xuất và cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu.
Nếu lựa chọn hình thức nhượng quyền sản phẩm hay dịch vụ, bên nhận quyền chỉ phụ trách khâu phân phối sản phẩm và dịch vụ ra thị trường. Trong khi đó, việc nhượng quyền hình ảnh thương hiệu thường áp dụng cho những thương hiệu nổi tiếng, có lượng khách hàng đông đảo. Ví dụ như hiện tại hãng phim hoạt hình Disney đang cấp phép hình ảnh cho một số sản phẩm đồ chơi, đồ gia dụng,… trên thị trường để thu về nguồn lợi nhuận lớn.
Với nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện, điểm đánh chú ý là bên nhượng quyền không giám sát và can thiệp quá nhiều đến khâu vận hành, sản xuất của phía nhận nhượng quyền. Điều này góp phần quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi cho bên nhượng quyền, cho khả năng gia tăng độ phủ thương hiệu, tăng doanh thu và tạo ra khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Nhượng quyền có sự đầu tư vốn – Equity franchise
Nhượng quyền có sự đầu tư vốn – Equity franchise là hình thức bên nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỷ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh. Khi lựa chọn hình thức này, bên nhượng quyền sẽ được trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống bên nhận nhượng quyền. Trong quá trình vận hành, bên nhượng quyền có tiếng nói trong việc kinh doanh của bên nhận nhượng quyền, có thể tham gia vào Hội đồng quản trị để quyết định một số vấn đề của doanh nghiệp.
Nhượng quyền tham gia quản lý – Management franchise
Nhượng quyền có tham gia quản lý cũng là hình thức đang được lựa chọn phổ biến hiện nay.
Với hình thức này, bên nhượng quyền sẽ cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp cho bên nhận quyền để đảm bảo giám sát, vận hành kinh doanh hiệu quả.
Nhiệm vụ của người quản lý không phải là tham gia vào hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Thay vào đó, họ sẽ giữ vai trò giám sát toàn diện, sử dụng kinh nghiệm và chuyên môn để lãnh đạo doanh nghiệp và quản lý các bộ phận, tập trung vào phát triển kinh doanh để giúp doanh nghiệp phát triển tốt nhất. Mô hình Management franchise thường được áp dụng tại các chuỗi F&B lớn hay các chuỗi nhà hàng – khách sạn.
Trên đây là tổng hợp thông tin về 4 mô hình kinh doanh nhượng quyền đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng rằng những kiến thức trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về mô hình này và có thể áp dụng vào hoạt động kinh doanh của mình.